Sự sáng tạo là một trong những yếu tố quan trọng “ăn tiền” của một nhà thiết kế. Rất nhiều nhà thiết kế phải trải qua tình trạng cạn kiệt trí tưởng tượng, nhưng nó có thể phòng tránh được. Dưới đây là những lời khuyên tuyệt vời để trở thành một Designer sáng tạo?
Tôi có một niềm tin vững chắc rằng sáng tạo là một nguồn tài nguyên hữu hạn và là thứ cần phải được bổ sung đều đặn trước khi nó biến mất. Sự sáng tạo, là thứ mà mọi người, từ thực tập sinh đến giám đốc, cần phải quản lý một cách đúng đắn nếu không muốn nó được cạn kiệt. Nếu sáng tạo là tiền, chúng ta cần phải chắc chắn rằng chúng ta chi tiêu nó một cách chính xác.
Chúng ta đều biết rằng nhà thiết kế hay người viết bài quảng cáo là những người luôn ngó lơ những sự cảnh báo cho đến khi họ khiến chính mình kiệt quệ và sụp đổ. Hoặc là chất lượng công việc của họ sẽ giảm sút hoặc là họ sẽ chẳng vẽ ra được gì ngoài mấy tờ giấy trắng trong cuộc họp với khách hàng. Ai từng lâm phải tình huống này đều hiểu, phải mất một thời gian dài để phục hồi và nạp lại sáng tạo.
Ngành công nghiệp của chúng ta đang chạy nhanh hơn bao giờ hết và không có thời gian cho bạn ngẫm nghĩ đâu. Các dự án sẽ đến liên tục và cần được lấp đầy bằng các ý tưởng trong khoảng thời gian tối thiểu.
Hãy giống như một miếng bọt biển
Các nhà sáng tạo hãy hoạt động như những miếng bọt biển, luôn thấm hút hết những gì xung quanh chúng. Bạn không bao giờ biết cái gì sẽ có ích cho mình sau này đâu. Chẳng có lời than vãn nào về việc phải dành ít thời gian để hoàn thành công việc. Trong thực tế, tôi nghĩ có nhiều nhà sáng tạo tài năng trưởng thành trong môi trường làm việc tốc độ cao với áp lực lớn. Tuy nhiên, khi thực hiện một dự án từ bước phác thảo đến phát hành một cách nhanh như vậy, điều quan trọng là phải hiểu được bằng cách nào mà quá trình sáng tạo của bạn tiến hành hiệu quả.
Bởi vậy, để tự bảo toàn tính sáng tạo và sự sáng suốt, tôi đã học cách xác định “điểm kích hoạt” nơi khơi dậy sự sáng tạo trong mình. Một số điều hiệu quả đối với tôi lại có thể là quá hiển nhiên hoặc phản tác dụng với người khác, nhưng điểm kích hoạt này có khả năng biến sự sáng tạo thành một quá trình cho phép tôi làm việc hiệu quả và năng suất hơn, mà không cần thiết phải vắt kiệt sức mình.
Làm lớn:
Tôi không bao giờ nghĩ đến “dự án” khi tôi đã bắt đầu làm việc với một ý tưởng. Tôi hướng đến ý tưởng sơ khai nhất mà không quan tâm đến vấn đề chi phí hay thực tiễn và sau đó mới tính đến chúng. Một khi bạn khám phá ra sự điên rồ trong bản thân thì những ý tưởng táo bạo cũng sẽ có vẻ thực tế hơn.
Mơ màng:
Những ý tưởng tốt nhất của tôi đều đến khi ta thực sự không hề nghĩ đến chúng và thậm chí không có sự hỗ trợ của các công cụ. Đây có thể là một đòi hỏi khó khi bạn đang ở giữa một cuộc họp và mọi người đang chăm chăm nhìn bạn, nhưng việc để đầu óc bạn lơ lửng sẽ thật sự có ích. Việc trở nên mệt mỏi đã được chứng minh rằng sẽ giúp giải quyết các vấn đề sáng tạo của bạn khi mà sức kiềm chế của bạn đang giảm sút.
Hoà nhập:
Có ai đó để bàn về các ý tưởng là điều vô giá. Đầu tiên, việc trực tiếp nói ra ý tưởng của mình cho phép bạn kiểm tra và đánh giá chúng kỹ càng hơn. Tiếp nữa, người ngoài có thể ngăn chặn việc bạn ngày càng đi chệch khỏi hướng đi ban đầu bạn đề ra trong bản sơ lược.
Trình bày:
Giống như việc chia sẻ ý tưởng với một ai đó, trình bày rõ ràng các suy nghĩ của mình cho phép bạn rà soát và kiểm tra xem điều gì khi đi cùng nhau sẽ mang lại hiệu quả và điều gì thì không. Những thành phần không phù hợp có thể bị ngừng hoạt động hoặc loại bỏ hoàn toàn.
Giới hạn bản thân:
Tôi rất muốn biết liệu ranh giới là gì. “Chúng ta không thể làm gì?” là một trong những điều đầu tiên tôi thắc mắc. Một giới hạn sẽ cho bạn một khuôn khổ để làm việc trong đó, đôi khi sẽ là một chướng ngại vật để bạn đạp đổ.
Đặt câu hỏi:
Nghe có vẻ ngốc nghếch nhưng hãy tự phỏng vấn bản thân về các ý tưởng của mình. Hãy có 1 danh sách khoảng 50 câu hỏi từ “Làm thế nào để tìm đến đúng nhu cầu của khách hàng?” cho đến “Mình đã thấy nó hoàn thành trước kia chưa?”. Không chỉ nghiền ngẫm những câu hỏi này trong đầu mà viết câu trả lời ra. Nếu có bất cứ giải đáp nào không thích, hãy quay trở lại chủ đề của ý tưởng và xem xét nó. Việc này có chút tính Kiêu hãnh và Định kiến, song nó thực sự giúp ích.
Các Designer sáng tạo tại GAU Media cũng thường làm theo các bước trong quá trình này nhiều nhất có thể mỗi khi cần tìm ý tưởng cho một dự án. Có một hệ thống công cụ giúp kiến tạo các ý tưởng là vô cùng quan trọng. Nghỉ ngơi đôi chút và nhìn nhận thế giới xung quanh cũng vô cùng cần thiết.
Pingback: Nguồn cảm hứng từ Behance cho nhà thiết kế | GAU Media